Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn). Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1. Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi nhà. Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung bình là 90 cm. Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc). Xác định vị trí cho một cầu thang thường tránh: - Nghiêng và gập ghềnh - Trụ và tay nắm cầu thang nhỏ - Cầu thang quá tối - Cầu thang không đủ số lượng bậc thang. - Cầu thang có lối đi đối diện cửa ra vào (cầu thang và cửa ra vào thẳng hàng). Nên đặt cầu thang ở đâu? Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng. Không gian dưới gầm cầu thang phải trống. Nhiều gia đình thường bố trí hòn non bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào chân cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh cho cầu thang. (Theo Tiếp Thị Gia Đình) |